• TẠI SAO PHẢI VỆ SINH DÀN LẠNH ĐIỀU HÒA Ô TÔ THƯỜNG XUYÊN

    Đăng ngày  21/03/2023
    bởi Ogoda.vn

    Dàn lạnh của điều hòa ô tô là một trong những bộ phận quan trọng để giúp hệ thống làm mát hoạt động tốt. Việc vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống và đồng thời giữ gìn sức khỏe của bạn.

    Tuy nhiên vệ sinh điều hòa ô tô tại gara thường rất tốn kém và mất từ 4 – 6 tiếng cho tất cả các công đoạn. Dưới đây là cách vệ sinh dàn lạnh ô tô đơn giản, dễ làm ngay tại nhà bất kỳ bác tài nào cũng có thể làm được.

    1. Cấu tạo và nguyên lý dàn lạnh điều hòa ô tô

    Đầu tiên, bạn cần hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dàn lạnh, dàn nóng điều hòa ô tô để việc vệ sinh và chọn lựa các dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô hợp lý hơn. Dàn lạnh điều hòa xe hơi có cấu tạo gồm các ống nhỏ và quạt tản nhiệt, và nhỏ hơn dàn nóng điều hòa ô tô khá nhiều.

    Cấu tạo và cơ chế động của dàn lạnh ô tô

    Cụ thể, dàn lạnh ô tô có cấu tạo gồm 6 vật chất sau:

    • Cửa dẫn môi chất vào
    • Cửa dẫn môi chất ra
    • Cánh tản nhiệt
    • Luồng khí lạnh
    • Ống dẫn môi chất
    • Luồng khí nóng

    Bên cạnh đó dàn lạnh điều hòa có nhiệm vụ nhận và làm bay hơi các môi chất dạng sương thông qua van tiết lưu bằng nhiệt độ và áp suất thấp. Khi đó, môi chất bị tác động làm giảm nhiệt độ sẽ tỏa hơi lạnh làm mát không khí xung quanh.

    Ngoài ra, dàn lạnh ô tô còn có nhiệm vụ hấp thu nhiệt từ Cabin máy để lọc và hạ nhiệt độ của máy. Từ đó thải nước thừa xuống ống thải bên dưới dàn lạnh.

    Thế nên dàn lạnh ô tô rất dễ bị dơ, bám bụi hoặc đóng băng gây ra mùi hôi và làm nóng máy. Thế nên các bác tài cần lưu ý vệ sinh dàn lạnh điều hòa xe hơi thường xuyên.

    1. Nguyên nhân dàn lạnh ô tô bị bẩn

    • Bụi và bẩn: Dàn lạnh của ô tô thường được đặt ở phía ngoài xe, trên nắp capô hoặc bên dưới đuôi xe, do đó nó dễ bị ảnh hưởng bởi bụi và bẩn từ đường phố.

    • Môi trường khắc nghiệt: Nếu bạn thường xuyên lái xe ở những địa hình khắc nghiệt hoặc trong những điều kiện thời tiết xấu như mưa, bão, đóng băng... thì dàn lạnh của xe có thể bị bám đầy bùn đất, bụi cát và đá.

    • Sử dụng không đúng cách: Khi sử dụng dàn lạnh ô tô, nếu bạn không vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, thì nó dễ bị bẩn.

    • Hệ thống lọc không tốt: Nếu hệ thống lọc không hoạt động tốt, bụi và bẩn sẽ được đưa vào dàn lạnh.

    • Sự cố kỹ thuật: Sự cố kỹ thuật trong dàn lạnh ô tô như rò rỉ khí lạnh hoặc chảy nước cũng có thể gây ra hiện tượng dàn lạnh ô tô bị bẩn.

    1. Nguyên nhân và cách xử lý điều hoà ô tô không mát

    Nguyên nhân điều hoà ô tô không mát có thể do nhiều yếu tố, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

    • Lọc gió điều hoà bị tắc:

    Lọc gió điều hoà bị tắc là một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng điều hòa ô tô chạy bình thường nhưng không mát hay không mát sâu… Do chịu trách nhiệm lọc bụi bẩn và dị vật nên sau thời gian dài hoạt động, lọc gió ô tô sẽ bị bám đầy bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh định kỳ, bụi bẩn dễ kết thành tảng dày ngăn cản gió đi vào trong, khiến quạt bên trong không hút đủ gió.

    Để khắc phục cần vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô. Trong trường hợp lọc gió quá bẩn tốt nhất nên thay lọc gió mới. Giá lọc gió điều hoà ô tô chỉ từ 50.000 – 200.000 đồng/bộ. Theo khuyến cáo nhà sản xuất nên vệ sinh lọc gió sau mỗi 5.000 km, thay mới sau 20.000 – 30.000 km vận hành.

    • Dàn nóng điều hoà bị bẩn

    Dàn nóng điều hoà ô tô có vai trò tản nhiệt. Khi dàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của dàn nóng, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả làm lạnh. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tình trạng điều hoà ô tô không lạnh sâu, không lạnh…

    Dàn nóng điều hoà ô tô thường nằm ở phía trước quạt gió động cơ và két làm mát. Khi xe bị lỗi điều hòa ô tô không mát nên kiểm tra dàn nóng. Nếu quá bẩn cần vệ sinh ngay. Có thể dùng vòi nước để xịt vệ sinh dàn nóng.

    Tuy nhiên, lưu ý không xịt nước quá mạnh vì có thể làm móp cong các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm. Các thanh nhôm này khá mảnh, chúng không chịu được lực mạnh. Bên cạnh cũng cần cẩn thận khi xịt nước để tránh làm ảnh hưởng đến các chi tiết khác bên trong khoang động cơ. Nếu không chắc chắn chủ xe có thể đưa xe đến garage để vệ sinh dàn nóng kết hợp vệ sinh khoang máy ô tô.

    • Dàn nóng tản nhiệt không hiệu quả: 

    Dàn nóng tản nhiệt không hiệu quả là nguyên nhân thường gặp khiến điều hòa ôtô không mát khi trời nóng. Bởi dàn nóng thường đặt gần két làm mát. Nếu hộp số hay động cơ bị quá nóng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của dàn nóng. Trong trường hợp dàn nóng tản nhiệt không tốt sẽ khiến áp suất ga đường cao áp tăng cao vượt mức quy định, hệ thống điều hoà sẽ tự động ngắt lốc lạnh để bảo toàn cho hệ thống.

    Bên cạnh đó dàn nóng tản nhiệt không tốt cũng có thể do quạt gió dàn nóng bị bẩn, bị trục trặc. Do đó cũng cần kiểm tra cả quạt gió dàn nóng.

    • Dàn lạnh bị bẩn/đóng băng

    Dàn lạnh điều hoà có vai trò làm giảm nhiệt độ khiến gas điều hoà ô tô toả ra hơi lạnh. Hơi lạnh từ đây sẽ được quạt gió thổi vào cabin xe ô tô. Sau thời gian dài hoạt động, dàn lạnh cũng bị bám bẩn, đặc biệt còn dễ sản sinh nấm mốc, vi khuẩn, mùi khó chịu… do thường tích tụ hơi ẩm. Khi dàn lạnh bị bẩn hay xảy ra hiện tượng đóng băng sẽ khiến điều hoà oto không mát hay lúc mát lúc không.

    Bị đóng bụi bẩn quá nhiều thậm chí tạo thành mảng dày đặc sẽ khiến dàn lạnh ô tô bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến dàn lạnh bị đóng băng. Nếu không được sớm khắc phục, hơi lạnh sẽ yếu dần thậm chí “chết hẳn”.

    Khi xảy ra hiện tượng đóng băng dàn lạnh, các cửa gió sẽ bị băng kín, băng bám vào các khe hở giữa lá tản nhiệt và các ống nan, làm giảm khả năng lưu thông không khí. Nếu hiện tượng này kéo dài và không được khắc phục sẽ dẫn đến các khẻ hở, cửa gió bị tắc nghẽn hoàn toàn.

    Ngoài nguyên nhân bị bẩn thì dàn lạnh đóng băng còn có thể do van tiết lưu bị hỏng, quạt gió điều hoà bị hỏng, lọc gió bị bẩn, gas lạnh kém chất lượng hoặc sai chủng loại, dàn nóng bị trục trặc, hệ thống cảm biến trục trặc…

    Để xử lý dàn lạnh đóng băng tốt nhất nên kiểm tra và vệ sinh dàn lạnh. Hiện nay có phương pháp vệ sinh dàn lạnh ô tô nội soi không cần tháo/lắp phức tạp, thời gian thực hiện nhanh hơn phương pháp truyền thống. Chủ xe có thể chọn phương pháp này.

    Theo các hãng xe khuyến cáo nên chủ động kiểm tra và bảo dưỡng dàn lạnh điều hoà xe định kỳ sau mỗi 20.000 km vận hành hoặc sau mỗi 3 – 6 tháng. Nếu để dàn lạnh quá bẩn không chỉ khả năng làm lạnh bị ảnh hưởng mà đây cũng là nguyên nhân chính khiếu điều hoà ô tô có mùi hôi.

    • Thiếu gas/rò rỉ gas điều hoà

    Khi điều hoà ô tô bị thiếu gas lạnh sẽ dẫn đến tình trạng điều hoà ô tô không mát sâu thậm chí không mát. Nguyên nhân điều hoà thiếu gas lạnh có thể vì xe đã lâu chưa được kiểm tra, nạp thêm gas hoặc thay gas mới.

    Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do xe bị rò rỉ ga lạnh. Trường hợp xe bị rò rỉ ga thì thông thường được tầm hơn 1 tháng xe sẽ bị hết gas. Khi áp suất giảm xuống dưới mức bình thường, công tắc áp suất thấp sẽ ngắt mạch, ngắt lốc lạnh hoạt động.

    Trong trường hợp điều hoà bị thừa gas lạnh, khả năng làm lạnh cũng bị ảnh hưởng. Bởi khi áp suất cao hơn bình thường, lốc lạnh cũng sẽ bị ngắt. Nạp thừa ga lạnh có thể gây ảnh hưởng các bộ phận trong hệ thống làm lạnh, nguy hiểm hơn là có thể gây nổ ống gas. Sạc dư gas cũng làm máy nặng hơn, công suất động cơ giảm và nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn. Biểu hiện khi sạc thừa gas chính là lốc lạnh đóng ngắt liên tục, máy chạy chậm và ghì hơn bình thường.

    Để kiểm tra lỗi này có thể quan sát mắt gas lạnh. Nếu thấy mắt ga sủi đục lăn tăn nhiều bọt thì xe đang bị thiếu ga. Khi này nên sớm đưa xe đến garage để kiểm tra xem xe có bị rò rỉ ga không. Nếu có thì cần khắc phục vị trí rò rỉ và thay hoàn toàn gas lạnh mới.

    • Quạt không hoạt động:

    Nếu quạt không hoạt động hoặc chỉ hoạt động một cách kém, không đủ để đẩy gió lạnh đi đến các vùng trong xe, thì hệ thống làm mát cũng sẽ không hiệu quả.

    Kiểm tra quạt: Nếu quạt không hoạt động, bạn nên kiểm tra và sửa chữa để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động đúng cách.

    Nguyên nhân khác

    Điều hoà oto không mát còn có thể vì nhiều nguyên nhân khác như:

    • Hệ thống điều hoà đã lâu không được bảo dưỡng, vệ sinh, thay dầu bôi trơn…
    • Tụ điện bị hỏng
    • Lốc điều hoà xe gặp trục trặc
    • Van tiết lưu gặp vấn đề
    Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
    Để lại ý kiến
    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    zalo